-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Các chứng nhận hữu cơ tiêu biểu
Saturday,
03/04/2021
Đăng bởi: Trần Việt Hưng
Chứng nhận hữu cơ là là một chứng nhận nhằm: Khẳng định sản phẩm đó là hữu cơ và kiểm chứng độ an toàn, độ sạch của thực phẩm, hay hóa mỹ phẩm. Mỗi chứng nhận hữu cơ đều có yêu cầu riêng nghiêm ngặt từ giống, nước, vùng đệm, độ đa dạng sinh học, vật liệu hay đầu vào hữu cơ,… Tùy vào sản phẩm đạt được bao nhiêu % thành phần hữu cơ theo từng quy định sẽ có chứng nhận tương ứng.
Sự khác nhau giữa sản phẩm hữu cơ, tự nhiên và không hữu cơ
1. Các chứng nhận cho thực phẩm
1.1 Các chứng nhận cấp độ cao nhất với độ tin cậy và phạm vi phổ biến trên toàn thế giới:
- Demeter: Sản phẩm canh tác đa dạng sinh học với chuẩn nghiêm ngặt nhất hiện nay
- Bioland & Naturland: được quản lý bởi Bioland và Naturland - hiệp hội thực phẩm hữu cơ lớn nhất tại Đức
- Eu Organic: chứng nhận hữu cơ chính thức của châu Âu, được quản lý bởi Ủy ban châu Âu
- USDA organic: : chứng nhận hữu cơ của Bộ Nông Nghiệp Mỹ theo tiêu chuẩn NOP– chương trình hữu cơ quốc gia
- JAS: chứng nhận hữu cơ chính thức của Nhật Bản
- Soil Association Organic: chứng nhận hữu cơ của Anh, được quản lý bởi Soil Association, một tổ chức phi lợi nhuận
- NASSA: chứng nhận hữu cơ được quản lý bởi hiệp hội quốc gia về nông nghiệp bền vững Úc
1.2. Các chứng nhận cấp độ quốc gia với phạm vi phổ biến trong nội địa đất nước:
- Bio-Siegel: chứng nhận của Đức
- AB: Pháp
- ACO: Úc
- MAFRA Korea Organic: Hàn Quốc
- Canada Organic
- Bio Suisse Bud: Thụy Sĩ
- O-label Debio: Na Uy
- Organik Indonesia
- India Organic: Ấn Độ
- O-mark (Stats-kontrolleret Okologisk: Đan Mạch
2. Chứng nhận cho hóa mỹ phẩm
- Chứng nhận hữu cơ Natrue - chia làm 3 cấp độ:
– Organic cosmetics (mỹ phẫm hữu cơ) : mỹ phẩm được chứng nhận này phải đáp ứng ít nhất có 95% thành phần làm từ nguyên liệu hữu cơ.
– Natural cosmetics with organic portion (mỹ phẩm thiên nhiên với bao nhiêu phần trăm hữu cơ): Mỹ phẩm chuẩn này chứa ít nhất 70% thành phần là nguyên liệu tự nhiên chuẩn organic.
- Natural cosmetics (mỹ phẩm thiên nhiên) : 100% thành phần từ tự nhiên, không nhất thiết phải có nguyên liệu đạt chuẩn organic.
- COSMOS
Tiêu chuẩn COSMOS được quản lý bởi một tổ chức phi lợi nhuận do 05 tổ chức: BDIH, COSMEBIO, Ecocert Greenlife, ICEA, Soil Association thành lập.
Tiêu chuẩn COSMOS có 02 loại:
+ Mỹ phẩm hữu cơ: yêu cầu sản phẩm phải chứa ít nhất một tỷ lệ lượng nguyên liệu thành phần hữu cơ nhất định (tầm 95%).
+ Mỹ phẩm thiên nhiên: đáp ứng các tiêu chuẩn khác, nhưng không có yêu cầu tối thiểu của thành phần hữu cơ phải đạt.
- Ngoài ra, ACO, NASAA và USDA Organic xuất phát từ chứng nhận thực phẩm, sau đó được phát triển thêm chứng nhận hữu cơ cho hóa mỹ phẩm, cũng là những chứng nhận rất uy tín
3. Các chứng nhận thường gặp khác
- NON-GMO: Không biến đổi GEN (Không sử dụng hạt giống biến đổi gen, không cho động vật ăn thực phẩm biến đổi gen, nhưng vẫn sử dụng các hóa chất trong nông nghiệp như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,...)
- Sản phẩm thuần chay: (thành phần tạo nên sản phẩm chỉ hoàn toàn từ thực vật, không bao gồm bất kỳ thành phần nào từ động vật, không bao gồm dẫn xuất hay sản phẩm phụ động vật.)
- Sản phẩm không thử nghiệm trên động vật
- Ecograntie: Chứng nhận của Bỉ cho các sản phẩm chăm sóc cá nhân và sản phẩm giặt tẩy, cam kết những tiêu chuẩn dựa trên sự phát triển bền vững, tôn trọng tự nhiên